Từ 22/7, nhạc sĩ, nhà nhiếp ảnh muốn được xét tặng Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú phải có những giải thưởng gì? - DẦU GỘI KAFEN

Breaking News

Từ 22/7, nhạc sĩ, nhà nhiếp ảnh muốn được xét tặng Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú phải có những giải thưởng gì?

Bảng quy đổi giải thưởng khi xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú

Theo Nghị định 61/2024/NĐ-CP, nhạc sĩ sáng tác tác phẩm âm nhạc và nhà nhiếp ảnh muốn được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, ngoài đáp ứng các tiêu chí như: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật tiêu biểu xuất sắc cho loại hình, ngành, nghề văn hóa, nghệ thuật được tôn vinh; có uy tín nghề nghiệp; có nhiều cống hiến nổi trội cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và nhân dân ghi nhận, mến mộ… thì còn phải có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên đối với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân; 15 năm trở lên đối với danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Nhạc sĩ, nhà nhiếp ảnh được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú từ 22/7- Ảnh 1.

Từ ngày 22/7/2024, nhạc sĩ và nhà nhiếp ảnh cũng sẽ được xem xét phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú. Ảnh: TL

Riêng về yêu cầu giải thưởng đối với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân là sau khi đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, phải có ít nhất 02 Giải Vàng quốc gia đối với tác phẩm âm nhạc hoặc tác phẩm nhiếp ảnh. Giải Vàng trong nước của tác phẩm âm nhạc hoặc tác phẩm nhiếp ảnh được tính quy đổi theo tỷ lệ quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 61/2024/NĐ-CP. Tương tự, cá nhân muốn được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cũng phải có ít nhất 02 Giải Vàng quốc gia đối với tác phẩm âm nhạc hoặc tác phẩm nhiếp ảnh. Giải Vàng trong nước của tác phẩm âm nhạc hoặc tác phẩm nhiếp ảnh được tính quy đổi theo tỷ lệ quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 61/2024/NĐ-CP.

Giải thưởng quốc tế của tác phẩm âm nhạc hoặc tác phẩm nhiếp ảnh do cơ quan chuyên môn về văn hóa, nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, có văn bản quy đổi để làm căn cứ tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 61/2024/NĐ-CP.

Theo Mục VI Phụ lục II kèm theo Nghị định 61/2024/NĐ-CP thì cách quy đổi giải thưởng âm nhạc để tính thành tích cho cá nhân xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú là lấy Huy chương Vàng của tác phẩm âm nhạc hoặc tác phẩm nhiếp ảnh tại các Cuộc thi, Liên hoan, Hội diễn, Triển lãm về văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan chuyên môn về hoạt động văn hóa, nghệ thuật) tổ chức làm chuẩn để quy đổi.

Chỉ xem xét quy đổi Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng của các Cuộc thi, Liên hoan, Hội diễn, Triển lãm về văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước hoặc quốc tế dành cho tác phẩm âm nhạc hoặc tác phẩm nhiếp ảnh.

Tỷ lệ quy đổi cụ thể: Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng tại Cuộc thi, Liên hoan, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan chuyên môn về hoạt động văn hóa, nghệ thuật) tổ chức tính bằng 1 Huy chương Vàng.

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng tại Cuộc thi, Liên hoan, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan chuyên môn về hoạt động văn hóa, nghệ thuật) tổ chức tính bằng 2/3 Huy chương Vàng.

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng tại Cuộc thi, Liên hoan, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do các Hội Văn học, Nghệ thuật chuyên ngành trung ương tổ chức tính bằng 2/3 Huy chương Vàng.

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Giải Xuất sắc, Cúp Vàng tại Cuộc thi, Liên hoan, Hội diễn về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn ngành/toàn quốc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tình bằng 1/2 Huy chương Vàng.

Cần phải có tiêu chí cụ thể trong đánh giá chất lượng tác phẩm nghệ thuật

Chia sẻ với Dân Việt, nhạc sĩ Giáng Son cho biết, các văn bản quy phạm pháp luật trước đây chưa hề có quy định phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú cho nhạc sĩ sáng tác tác phẩm âm nhạc, chỉ có nhạc sĩ biểu diễn mới được phong tặng các danh hiệu này. Nhạc sĩ sáng tác tác phẩm âm nhạc chỉ được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với các cụm tác phẩm.

"Thực ra, từ trước tới nay, các nhạc sĩ sáng tác tác phẩm âm nhạc như chúng tôi không được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú thì chúng tôi vẫn miệt mài sáng tác, lao động nghệ thuật để tạo ra các tác phẩm âm nhạc chất lượng. Nhưng nếu được Đảng, Nhà nước phong tặng những danh hiệu cao quý này thì chúng tôi sẽ có nhiều động lực hơn để sáng tạo nghệ thuật. Danh hiệu là thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những cống hiến của người nhạc sĩ trong lao động, sáng tạo nghệ thuật. Danh hiệu đó cũng gắn liền với niềm tự hào, niềm hạnh phúc và sẽ theo người nhạc sĩ đi đến suốt cuộc đời. Vì thế, không người nhạc sĩ nào lại không mong muốn có được niềm vinh hạnh đó cả", nhạc sĩ Giáng Son bày tỏ.

Theo nhạc sĩ Giáng Son, trước đây chị khá băn khoăn, không biết nếu triển khai việc phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú cho nhạc sĩ thì dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng tác phẩm âm nhạc về mặt nghệ thuật. Vì rõ ràng, hiện có rất nhiều nhạc sĩ tham gia sáng tác tác phẩm âm nhạc và có rất nhiều tác phẩm âm nhạc được phổ cập rộng rãi trong đời sống nhưng dựa vào tiêu chí nào để đánh giá chất lượng của tác phẩm âm nhạc đó lại rất khó, rất mơ hồ. Tuy nhiên, theo các quy định đã được nêu rõ trong Nghị định 61/2024/NĐ-CP thì việc xem xét giải thưởng, quy đổi giải thưởng như thế là hợp lý.

Bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cũng bày tỏ với Dân Việt rằng, việc được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú là nguyện vọng của hàng chục nghìn nhiếp ảnh gia trong cả nước. Nhà nhiếp ảnh là những người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh vì thế việc phong tặng danh hiệu cho họ là chính đáng.

"Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật thì là vinh danh cho những tác phẩm xuất sắc; còn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú là vinh danh những đóng góp tài năng nghệ thuật của tác giả, là vinh danh con người. Hai đối tượng hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh chúng tôi cũng đề xuất các thành phần được xét tặng danh hiệu này phải là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ít nhất 7 năm, thời gian hoạt động được tính từ thời điểm được kết nạp vào hội văn học nghệ thuật các địa phương hoặc hội nhiếp ảnh các tỉnh/thành phố.

Đối với tiêu chí "có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích đón nhận", hoặc "có tác phẩm có giá trị xuất sắc về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích đón nhận" là do đánh giá của hội đồng chuyên ngành cấp trung ương. Do đặc thù nhiếp ảnh ít cuộc thi ảnh, ít huy chương (từ năm 2010 đến nay, trong tất cả các cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp quốc gia, quốc tế, cả nước chỉ trao 799 giải chính, trong đó có 174 huy chương vàng cho tác giả Việt Nam) nên việc bổ sung bảng quy đổi giải thưởng lĩnh vực nhiếp ảnh theo Nghị định 61/2024/NĐ-CP là hợp lý", bà Trần Thị Thu Đông nói thêm.

No comments